Ảnh hưởng tâm lý khi trẻ học chữ sớm - RVE

Giáo dục sớm, đặc biệt là dạy chữ cho trẻ, đang trở thành xu hướng phổ biến với niềm tin rằng học chữ sớm sẽ mang lại lợi thế cho trẻ trong học tập.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, việc này cũng tiềm ẩn những tác động tâm lý không mong muốn. Việc hiểu rõ các ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên và khả năng xử lý thông tin của trẻ là rất cần thiết để ba mẹ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa cho trẻ.

anh huong tam ly khi tre hoc chu som

Ảnh hưởng tâm lý trẻ học chữ sớm

Việc bắt đầu cho trẻ làm quen với chữ cái ở độ tuổi 5-6, giai đoạn tiền tiểu học, là phù hợp để hỗ trợ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc ép trẻ học chữ quá sớm (trước 4 tuổi, đặc biệt ở giai đoạn 2-3 tuổi) có thể gây ra những tác động tâm lý không mong muốn:

  • Áp lực và căng thẳng: Học chữ sớm bị ép buộc có thể làm trẻ căng thẳng, chán nản và sợ học, dẫn đến ám ảnh và mất hứng thú học tập kéo dài.
  • Không còn hứng thú học tập: Trẻ có thể cảm thấy mình đã biết hết, sinh ra tâm lý chủ quan, mất tập trung và khó tuân thủ quy tắc học tập.
  • Mất cân bằng phát triển: Tập trung vào học chữ làm trẻ bỏ lỡ các hoạt động vui chơi, giải trí và phát triển kỹ năng vận động, giao tiếp xã hội.
  • Hạn chế tương tác xã hội: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè cùng lứa, ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội và sự nhận diện cảm xúc.
  • Thiếu thời gian vui chơi: Ép học chữ quá sớm khiến trẻ mất cơ hội vui chơi, khám phá thế giới, và rèn luyện cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Giai đoạn trước 6 tuổi nên tập trung vào vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển logic và tư duy tự nhiên hơn thay vì bị áp đặt ngồi học chữ. Đây là thời điểm vàng để trẻ học thông qua trải nghiệm, vui vẻ và thoải mái.

nhung anh huong tam ly khi tre hoc chu som 3

Học trước có thể gây ảnh hưởng tới tư thế ngồi học, thói quen khi viết.

Thói quen viết ở trẻ nhỏ gặp nhiều hạn chế do kỹ năng vận động tinh chưa phát triển đủ. Tay trẻ chưa đủ khéo léo để cầm và điều khiển cây bút theo mong muốn, dẫn đến việc viết không đẹp, khiến trẻ dễ nản lòng và hình thành thói quen viết xấu khó sửa sau này. Ngoài ra, việc ngồi học sai tư thế có thể tạo thành thói quen xấu, lâu dài ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống và sức khỏe lưng của trẻ.

Dễ hình thành thói quen chưa phù hợp: Việc dạy trẻ học chữ sớm thường dựa trên kinh nghiệm cá nhân của ba mẹ, thiếu sự khoa học và chưa đánh giá đúng mức độ phù hợp với lứa tuổi. Nếu không có kiến thức chuyên môn, ba mẹ có thể vô tình tạo thói quen xấu hoặc truyền đạt kiến thức sai lệch ngay từ đầu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn gây khó khăn cho thầy cô trong việc dạy trẻ học chữ khi vào lớp 1.

Một vài lời khuyên cho phụ huynh

  • Đảm bảo trẻ có thời gian học tập và vui chơi phù hợp với giai đoạn phát triển.
  • Lắng nghe và quan sát cảm xúc của trẻ để kịp thời điều chỉnh khi trẻ có dấu hiệu căng thẳng.
  • Khuyến khích trẻ làm quen với chữ trong môi trường vui vẻ, không áp lực, kết hợp hoạt động chơi.
  • Hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện qua các hoạt động như thể thao, nghệ thuật và kỹ năng xã hội.

anh huong tam ly khi tre hoc chu som 5

Kết luận

Điều quan trọng là phát triển tâm lý toàn diện cho trẻ, bao gồm xã hội, ngôn ngữ, cảm xúc và vận động. Trước khi vào lớp 1, ba mẹ nên cho trẻ làm quen với kỹ năng tiền tiểu học như ngôn ngữ, nhận biết biểu tượng, hình dạng, màu sắc và rèn luyện kỹ năng mềm. Để dạy con học chữ đúng cách, ba mẹ cần kiến thức chuyên môn và phương pháp phù hợp. Vì vậy, ba mẹ có thể cho trẻ tham gia lớp kỹ năng tiền tiểu học để làm quen môi trường học tập, đồng thời tham khảo ý kiến giáo viên hoặc chuyên gia để hỗ trợ trẻ hiệu quả nhất.

ThS. Tâm lý trường học Lê Thị Phượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phạm Thị Hoài Anh, 15 phút mỗi ngày yêu con, NXB phụ nữ, 2016.
  2. Phạm Toàn, Tâm lý học trẻ em, NXB Trẻ, 2022.
  3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Chủ biên), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, 2006.

rve dong luc tu loi cam on 1

 -----------------------------------------------------------

he thong 70 chi nhanh

Hãy liên hệ với hệ thống 70 Trung tâm Rồng Việt gần bạn nhất để được tư vấn, đánh giá và hỗ trợ cho bé nhanh nói.

  • Hotline: 1900 636517
  • Góc phụ huynh - tổng hợp các bài viết về phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại đây!
  • Link đăng ký nhận thông tin tư vấn tại đây