Ba mẹ đừng chủ quan khi trẻ bị nói ngọng - RVE

heo BS Đặng Hoàng Sơn - Trưởng khoa Tai mũi họng BV Nhi Đồng 1, hầu hết trẻ nói ngọng là không bình thường, vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà cha mẹ không ngờ tới.

"Ton tó (con chó)", "ton ăn tá (Con ăn cá)"... là những phát âm ngọng nghịu, đớt đấy hay gặp ở trẻ mới tập nói mà người lớn không chú ý. 

Con nói ngọng, lỗi tại bố mẹ?

Bé Mai, con gái anh chị Minh Sơn, Thu Phương (Ba Đình, HN) thường bập bẹ nói nhiều câu ngọng ngiụ rất đáng yêu từ năm 2 tuổi. Bởi thế nên mỗi lần nghe bé nói là bố mẹ và những người thân trong nhà lại đáp lời bằng những câu bắt chước lời bé. Thấy được mọi người hưởng ứng, bé lại càng nói nhiều hơn và thích thú với giọng ngọng ngiụ của mình.

Nhiều người cũng khuyên gia đình bé không nên cổ vũ con nói ngọng như vậy nhưng chị Phương tỏ ra không mấy quan tâm bởi suy nghĩ rằng, lúc tập nói trẻ nào cũng ngọng vậy, lớn lên tức khắc sẽ hết. Bản thân chị ngày bé cũng nói "ngọng líu ngọng lô" vậy mà lớn lên, chị đâu có sao.

Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như chị nghĩ. Giờ con gái chị đã vào lớp 1 nhưng bé vẫn còn ngọng khá nhiều. Đi khám bác sĩ chị được biết bé không có gì bất thường về các cơ quan phát âm, lý do bé nói ngọng được xác định là do thói quen. Đến lúc này chị mới giật mình. Tuy nhiên, việc khắc phục hậu quả từ thói quen này không hề đơn giản.

Thời điểm phát hiện và can thiệp

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, phó trưởng khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc trẻ con nói ngọng ở thời điểm tập nói, khoảng 2 tuổi là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lớn đến 4,5 tuổi mà trẻ vẫn còn nói ngọng nhiều thì được xem là bất thường cần đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa để có những hướng điều trị, can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc về tâm lý.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa thanh - thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, làm bệnh nhân không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ. Người lớn bị ngọng thường do tổn thương thần kinh trung ương, hay liên quan tới tai nghe... Có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc, nhưng cũng có bé mắc cả hai tật này. Ngọng thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.

dung chu quan khi tre noi ngong 2

Nguyên nhân trẻ nói ngọng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, lâu, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, nên khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch. Ngoài ra, rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem TV, điện thoại, máy tính bảng quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe - nói mà qua nhìn - nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm.  Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.

dung chu quan khi tre noi ngong 3

Thông thường, tình trạng ngọng có thể được cải thiện rõ rệt bằng việc sử dụng ngôn ngữ trị liệu. Với tùy dạng ngọng của trẻ, bác sĩ sau khi thăm khám có thể cho bé tập các bài trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau. Chẳng hạn, trẻ không phát âm được một từ nào đó (ví dụ, không nói được chữ "p", nói pin thành in) hoặc nói từ này thành từ khác (như định nói "cá" thì lại chệch sang là "tá" hay cam" thành "tam"...) thì sẽ có các bài phù hợp để điều chỉnh cho đúng. Việc dùng các bài tập này sẽ giúp trẻ thay đổi cách cấu âm, thay đổi cách sử dụng lưỡi và nói rõ ràng, chuẩn xác hơn.

Trẻ bị nói ngọng phụ huynh cần làm gì?

Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường trong hành vi và ngôn ngữ - giao tiếp tương tác, cha mẹ cần đưa đi thăm khám để có kế hoạch can thiệp sớm và hiệu quả nhất. Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ có cách trị liệu để tình trạng ngọng cải thiện kịp thời. Bé có thể được tập các bài trị liệu ngôn ngữ nhằm thay đổi cách phát âm, dùng lưỡi.

rve dong luc tu loi cam on 1

Trung Tâm Tư Vấn và Đào Tạo Rồng Việt - Hỗ trợ trẻ chậm nói & Đào tạo kỹ năng sống: ☎️ 1900 636517 - 0938 06 11 33