Cảm xúc, giao tiếp, tư duy trẻ 0-3 tuổi - RVE

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sẽ trải qua những bước phát triển vượt bậc về cảm xúc, giao tiếp và tư duy.

Từ việc chỉ bú, ngủ, khóc, trẻ dần học cách quan sát môi trường xung quanh, tương tác với lời nói của ba mẹ, thậm chí thể hiện thái độ khi không hài lòng. Những thay đổi này chính là nền tảng cho kỹ năng xã hội và giao tiếp sau này. Dưới đây là các mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi để ba mẹ theo dõi sự tiến bộ của trẻ ở cả ba khía cạnh.

Mốc phát triển cảm xúc của trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Sự phát triển cảm xúc của trẻ từ 0-3 tuổi sẽ có sự thay đổi qua các giai đoạn. Ba mẹ hãy cùng theo dõi để nhận ra những sự thay đổi này ở trẻ nhé.

Giai đoạn từ 0 – 12 thángGiao tiếp xúc cảm với người lớn, đặc biệt qua sự kết nối xúc giác với người mẹ trong những năm đầu đời, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đây là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển các mối quan hệ xã hội trong tương lai của trẻ.

Cảm xúc của trẻ ở giai đoạn này sẽ có những trạng thái như:

  • Từ tháng thứ 2, trẻ hình thành phản ứng cảm xúc như phức cảm hớn hở, cười tươi, khua tay chân. Trẻ phản ứng khi được mẹ ôm ấp, vỗ về.
  • Đến tháng thứ 6, trẻ mỉm cười với điều thú vị.
  • Tháng thứ 8, trẻ biết lạ, sợ hãi người lạ, dựa dẫm người quen và bắt đầu tỏ ra giận dữ khi không vừa ý.

cam xuc giao tiep tu duy tre 0 3 tuoi 1

Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ phát triển cảm xúc mạnh mẽ, biết giận dữ, xấu hổ, háo hức và bắt đầu suy nghĩ về những điều ba mẹ dặn.Tuy nhiên, trẻ dễ rơi vào cơn giận dữ khi không kiểm soát được cảm xúc, thể hiện qua khóc lóc, la hét và các hành vi cáu giận.

cam xuc giao tiep tu duy tre 0 3 tuoi 2

Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Giai đoạn 2-3 tuổi là thời điểm trẻ thể hiện cảm xúc dễ dàng nhưng thay đổi nhanh chóng. Trẻ dần tự tin với người lạ, nhận thức được cảm xúc của người khác và tác động qua lại trong hành động.Dù cảm xúc phong phú hơn, trẻ vẫn khó diễn đạt bằng lời nên dễ nổi giận. Giai đoạn này, trẻ thường bướng bỉnh, thích nói "Không!" và hay làm trái lời người lớn, được các nhà tâm lý học gọi là "thời kỳ khủng hoảng tuổi lên ba."

cam xuc giao tiep tu duy tre 0 3 tuoi 3

Mốc phát triển giao tiếp của trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng để phát triển giao tiếp. Đây cũng là giai đoạn khả năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh chóng. Ba mẹ hãy cùng theo dõi những biểu hiện dưới đây để hỗ trợ trẻ nhé.

Giai đoạn 0 – 1 tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ chủ yếu giao tiếp với ba mẹ, tập trung vào việc khám phá thế giới xung quanh qua các hoạt động như quan sát, cầm nắm, học lật, bò, đi. Trẻ có thể ôm bạn, nhận biết tên mình, và chỉ vào đồ vật hoặc bộ phận cơ thể khi được gọi tên. Trẻ bắt đầu hiểu lời nói của người lớn, vì vậy ba mẹ nên kết hợp lời nói với tình huống cụ thể để hướng dẫn trẻ hiệu quả hơn.

Giai đoạn 1 – 2 tuổi: Khi bắt đầu học nói và giao tiếp, trẻ thích chơi cùng bạn bè, dù chưa thực sự tương tác. Trẻ nhận biết cảm xúc buồn bã của bạn khác nhưng chưa biết dỗ dành. Bảo vệ đồ chơi quyết liệt và muốn khẳng định sự độc lập là những đặc điểm nổi bật, dù có thể khiến ba mẹ lo lắng về sự chia sẻ và kỷ luật. Trẻ cần thời gian để học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội này.

giai đoạn từ 2-3 tuổi: Trẻ thường coi mình là trung tâm, ít để ý đến cảm xúc hoặc ý muốn của người khác, nhưng với sự dạy dỗ và trưởng thành, trẻ sẽ học được cách chia sẻ và quan tâm. Trẻ cũng rất thích bắt chước ba mẹ hoặc bạn bè, dành nhiều thời gian quan sát và học hỏi từ những hành động xung quanh. 

cam xuc giao tiep tu duy tre 0 3 tuoi 4

Mốc phát triển tư duy của trẻ từ 0 – 3 tuổi

Giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy, về tư duy của trẻ cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi về tư duy của trẻ sẽ được thể hiện qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi

Trẻ bắt đầu biểu hiện sự phối hợp hành động có cấu trúc mục đích và phương tiện, như kéo rổ để lấy cam hay bấm nút cho đèn sáng, báo hiệu sự xuất hiện của tư duy. Tuy nhiên, đây chưa phải tư duy thực sự, vì chỉ dựa trên cấu trúc hành động có sẵn. Tư duy đích thực xuất hiện khi trẻ biết thiết lập mối quan hệ mới để giải quyết nhiệm vụ chưa từng gặp.

Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ tập trung khám phá và chinh phục đồ vật, với tư duy phát triển hơn. Ví dụ, khi ca tưới nước bị thủng, trẻ biết dùng tay hứng nước. Đây là kiểu tư duy hành động, được thực hiện thông qua các hành động định hướng từ bên ngoài.

Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Giai đoạn này thì trẻ đã xuất hiện tư duy trực quan – hình ảnh tức là tư duy diễn ra bởi các hình ảnh so sánh tri giác. Chẳng hạn khi tri giác các vật có hình tam giác, trẻ nói: “Giống cái nhà” những vật có hình tròn “Giống quả bóng”..

cam xuc giao tiep tu duy tre 0 3 tuoi 5

Một số hoạt động hỗ trợ phát triển cảm xúc, giao tiếp, tư duy cho trẻ 0 - 3 tuổi

  • Thể hiện tình yêu thương: Ôm ấp, vuốt ve trẻ từ khi mới sinh.
  • Chơi cùng trẻ: Sử dụng đồ vật trong nhà hoặc các trò như ú òa.
  • Tương tác bằng lời: Nói chuyện, gọi tên đồ vật, màu sắc xung quanh.
  • Đọc sách, hát: Tăng khả năng ngôn ngữ và cảm xúc.
  • Khuyến khích kỹ năng tự lập: Tự dùng muỗng, uống nước bằng ly (kiên nhẫn vì trẻ có thể làm bừa bộn).
  • Khám phá thế giới: Hỗ trợ trẻ bước đi, khám phá xung quanh một cách an toàn.
  • Tương tác xã hội: Khuyến khích trẻ chơi với bạn bè, chấp nhận trẻ cần thời gian để học chia sẻ. 

Hy vọng rằng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ và tìm ra phương pháp hỗ trợ phù hợp cho cảm xúc, giao tiếp, và tư duy. Nếu trong giai đoạn này trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để kiểm tra, đánh giá và định hướng can thiệp kịp thời, đảm bảo cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của trẻ..

Bác sĩ Lộ Trung Anh Hoàng Luân

rve dong luc tu loi cam on 1

 -----------------------------------------------------------

he thong 70 chi nhanh

Hãy liên hệ với hệ thống 70 Trung tâm Rồng Việt gần bạn nhất để được tư vấn, đánh giá và hỗ trợ cho bé nhanh nói.

  • Hotline: 1900 636517
  • Góc phụ huynh - tổng hợp các bài viết về phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại đây!
  • Link đăng ký nhận thông tin tư vấn tại đây